Vệ sinh bao quy đầu bằng cách nào
Vệ sinh bao quy đầu bằng cách nào Bao quy đầu là lớp da bao phủ toàn bộ thân dương vật và quy đầu của nam giới giúp bảo vệ, ngăn chặn s...
https://2aotrang.blogspot.com/2017/06/ve-sinh-bao-quy-au-bang-cach-nao.html
Vệ sinh bao quy đầu bằng cách nào
Bao quy đầu là lớp da bao phủ toàn bộ thân dương vật và quy đầu của nam giới giúp bảo vệ, ngăn chặn sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại cũng như các tác động từ bên ngoài. Vệ sinh bao quy đầu bằng cách nào để giúp bộ phận này luôn sạch sẽ tưởng chừng là điều đơn giản nhưng không phải ai cũng nắm rõ.
Bao quy đầu rất dễ bị tổn thương và viêm nhiễm nếu nam giới không biết cách chăm sóc cẩn thận. Theo bác sĩ chuyên khoa Hà Văn Hương thuộc Phòng khám Đa khoa quốc tế, sử dụng nguồn nước sạch để làm sạch bao quy đầu sau mỗi lần đi tắm, đi vệ sinh là cách vệ sinh bao quy đầu đơn giản nhưng hiệu quả nhất. Những phương pháp như rửa quy đầu bằng tăm bông, xối nước mạnh hoặc dùng thuốc diệt khuẩn, xà phòng để lau rửa mặt trong và mặt ngoài bao quy đầu không thể khiến bao quy đầu sạch sẽ hơn mà chỉ khiến cho tình trạng viêm nhiễm tăng cao.
Vệ sinh bao quy đầu bằng cách nào không phải ai cũng hiểu rõ và áp dụng đúng cách. Hãy tham khảo một số phương pháp vệ sinh bao quy đầu sau đây để áp dụng cho bản thân mình được hiệu quả.
1.Đối với bao quy đầu bình thường
Nam giới có thể dùng tay kéo nhẹ phần bao quy đầu để lớp da này tụt xuống lộ ra phần quy đầu. Nên sử dụng nước lạnh hoặc nước ấm (với điều kiện đây phải là nguồn nước sạch) để rửa phần quy đầu và lớp da bao quy đầu ở cả mặt trong lẫn mặt ngoài. Chú ý phần nếp gấp bao quy đầu, miệng bao quy đầu bởi nơi đây tập trung nhiều loại vi khuẩn hơn, việc vệ sinh cũng khó khăn hơn một chút so với những bộ phận còn lại.
Mọi thao tác nên nhẹ nhàng, cẩn thận để tránh làm rách hoặc gây tổn thương bao quy đầu, quy đầu.
2.Đối với trường hợp trẻ nhỏ mắc dài, hẹp bao quy đầu
Trẻ sơ sinh và các bé trai có tới 40% trường hợp mắc dài, hẹp bao quy đầu sinh lý. Sự bất thường về bao quy đầu này khiến cho quy đầu rất khó lộn ra ngoài mà phải dùng tay tác động. Khi trẻ đi vệ sinh nước tiểu tích tụ lại tại bao quy đầu và không thoát ra bên ngoài được lâu dần hình thành bựa sinh dục gây viêm nhiễm.
So với những trường hợp bình thường thì việc vệ sinh bộ phận sinh dục cho trẻ mắc dài, hẹp bao quy đầu sẽ phức tạp hơn đôi chút. Bố mẹ có thể tiến hành vệ sinh kết hợp nong bao quy đầu cho các bé mỗi ngày khi tắm cho bé. Cách làm này rất đơn giản, bố mẹ dùng tay kéo nhẹ bao quy đầu theo chiều lên xuống hoặc trái, phải để lớp bao quy đầu dần tách được ra khỏi quy đầu.
Quá trình tách bao quy đầu và quy đầu đòi hỏi thời gian, không nên thúc ép, bạn có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng hoặc thậm chí là vài năm để thực hiện điều này tùy từng tình trạng của mỗi bé.
3.Đối với trường hợp sau cắt bao quy đầu
Trẻ trên 10 tuổi cho tới nam giới trưởng thành nếu việc nong bao quy đầu không đạt hiệu quả thì nên đến trực tiếp cơ sở y tế, địa chỉ cắt bao quy đầu để tiến hành làm thủ thuật cắt bao quy đầu. Sau khi đã hoàn thành thủ thuật, bạn có thể trở về nhà và tự chăm sóc cho bản thân. Vệ sinh bao quy đầu sau thủ thuật bằng cách giữ cho lớp băng gạc bao quy đầu không bị ướt. Thay băng thường xuyên mỗi ngày, sử dụng nước ấm và dung dịch sát trùng để vệ sinh vết mổ kết hợp mặc quần ống rộng để vết thương nhanh chóng hồi phục.
Nếu nam giới nhận thấy bao quy đầu sưng tấy, có mùi hôi, nổi mụn, ngứa ngáy là dấu hiệu của bệnh viêm nhiễm bao quy đầu và cần được điều trị kịp thời. Hãy liên hệ với các bác sĩ Phòng khám Đa khoa quốc tế HCM để được tư vấn cụ thể.